Tin tức tiêu biểu

VI PHẠM VỀ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN

  1. Theo quy định pháp luật hiện hành, hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp chỉ bao gồm 03 trường hợp: (1) sử dụng hóa đơn giả, (2) sử dụng hóa đơn chưa có giá trị sử dụng và (3) sử dụng hóa đơn hết giá trị sử dụng. Tuy nhiên, kể từ ngày 05/12/2020, ngoài 03 trường hợp được liệt kê ở trên, 5 hành vi dưới đây cũng được xem là việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp:
  • Sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
  • Sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
  • Sử dụng hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • Sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
  1. Sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ là các hành vi sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ sau:
  • Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
  • Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
  • Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
  • Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
  • Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
  • Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế, cụ thể:

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Biện pháp khắc phục hậu quả

Không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế

Khai sai, không đầy đủ chỉ tiêu trong hồ sơ thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

500.000 đồng – 1.500.000 đồng

Buộc khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế.

Khai sai, không đầy đủ chỉ tiêu trong tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ khai thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

1.500.000 đồng – 2.500.000 đồng

Khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế.

5.000.000 đồng – 8.000.000 đồng

Buộc khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế.

Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có)

Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với GDLK nhưng NNT đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với DN có GDLK.

Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng NNT đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT.

Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế.

Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.

Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế.

Ảnh hưởng số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm, hoàn thuế.

Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.

20% số tiền khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm hoàn cao hơn so với quy định.

Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có).

Trốn thuế

1,5 lần số tiền thuế trốn nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước.

Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có).

 

  1. Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sẽ bị phạt tiền và buộc nộp đủ số tiền chậm nộp thuế theo các mức sau:
  • Quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ: phạt cảnh cáo.
  • Quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày và không có tình tiết giảm nhẹ: từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng.
  • Quá thời hạn từ 31 ngày đến 60 ngày: từ 5.000.000 đồng – 8.000.000 đồng.
  • Quá thời hạn từ 61 ngày đến 90 ngày và từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp: từ 8.000.000 đồng – 15.000.000 đồng.
  • Quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và NNT đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế: từ 15.000.000 đồng – 25.000.000 đồng.
  1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 8.000.000 đồng đối với một số hành vi vi phạm dưới đây:
  • Không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in.
  • Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.
  • Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế.
  • Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.
  • Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế.
  • Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
  • Khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 06 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định.
  • Không khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn.
  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập.
  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.
  • Không hủy, không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật.
  • Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót sau khi quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai, sót.
  • Hủy, tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
  • Tiêu hủy hóa đơn không đúng các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định.
  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
  • Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.
  • Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua.
  1. Hành vi cho, bán hóa đơn sẽ bị phạt tiền và buộc hủy hóa đơn và nộp lại số lợi bất hợp pháp theo mức sau:
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng - 45.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành hoặc cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng đặt in hóa đơn cho tổ chức, cá nhân khác.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 50.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập.

Lưu ý: Các mức phạt nêu trên được áp dụng với hành vi vi phạm của cá nhân, đối với tổ chức có các hành vi vi phạm như trên, thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Trên đây là một số nội dung đáng lưu ý được quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn (Nghị định số 125/2015/NĐ-CP). Từ ngày  Nghị định số 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (05/12/2020) thì các Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn và Thông tư số 116/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế hết hiệu lực thi hành.

Từ ngày 05/12/2020, Nghị định số 126/2020NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế (Nghị định số 126/2020/NĐ-CP) sẽ chính thức có hiệu lực và thay thế cho Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Theo đó, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP áp dụng đối với việc quản lý thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, trừ nội dung quy định về quản lý thuế đối với DN có GDLK, áp dụng hóa đơn, chứng từ, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về thuế và hóa đơn.

Dưới đây là một số nội dung đáng lưu ý của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.